HERO Gaming: Trung tâm giải trí & thể thao điện tử hàng đầu Nha Trang
Ngày 27.2, tại kỳ họp thứ 26 khóa VII, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (nhiệm kỳ 2021-2026) đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến công tác nhân sự. Trong đó, thông qua nghị quyết xác nhận kết quả bầu Bí thư Thành ủy Bà Rịa Trần Văn Tuấn, giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026.Cùng ngày, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định điều động, chỉ định ông Trần Tuấn Lĩnh, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Bà Rịa; điều động, bổ nhiệm ông Lê Hoàng Hải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh giữ chức vụ Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; điều động bà Võ Ngọc Thanh Trúc, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng công bố các quyết định giám đốc sở, phó giám đốc sở đối với các sở vừa được thành lập.Theo đó, điều động, bổ nhiệm ông Lê Ngọc Linh (Giám đốc Sở KH-ĐT) giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng; bổ nhiệm ông Phạm Thành Chung (nguyên Bí thư Huyện ủy Xuyên Mộc) làm Giám đốc Sở Nội vụ; bổ nhiệm ông Hoàng Vũ Thảnh (Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu) làm Giám đốc Sở Tài chính; bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Đồng (Giám đốc Sở Ngoại vụ) làm Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; bà Lương Thị Lệ Hằng tiếp tục giữ vị trí Giám đốc Sở KH-CN; bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Đa (Giám đốc Sở TN-MT) làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường.Ngoài ra, ông Vũ Hồng Thuấn, Phó chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu được bổ nhiệm, giữ chức quyền Giám đốc Sở VH-TT-DL.Đối với các đơn vị sự nghiệp, ông Trần Thanh Tịnh, Giám đốc Ban Quản lý dự án chuyên ngành dân dụng và công nghiệp được bổ nhiệm là Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; ông Nguyễn Văn Trình, Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông khu vực Cái Mép - Thị Vải được bổ nhiệm là Giám đốc Ban Quản lý dự án Giao thông khu vực và chuyên ngành nông nghiệp; ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông được bổ nhiệm là Giám đốc Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng.Vượt sóng lớn đến với chiến sĩ Nhà giàn DK1/10
Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu 2 lần tăng giá vàng nhẫn tổng cộng 400.000 đồng/lượng, lên 92,4 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 93,9 triệu đồng. Công ty Phú Quý 4 lần điều chỉnh giá, mỗi lần 100.000 đồng, mua vào lên 92,3 triệu đồng, bán ra 93,8 triệu đồng. Tập đoàn Doji tăng mỗi lượng 300.000 đồng, mua vào lên 92,4 triệu đồng, bán ra 93,8 triệu đồng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC cũng tăng mỗi lượng vàng nhẫn thêm 300.000 đồng so với mức đầu ngày, lên 91,6 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 93,3 triệu đồng… Vàng nhẫn tiến sát 94 triệu đồng/lượng - mức giá cao nhất trên thị trường từ trước đến nay.Vàng miếng SJC cũng lập mức giá kỷ lục mới ở 93,3 triệu đồng/lượng. Mức giá cao nhất trước đó 93,1 triệu đồng/lượng thử thách nhiều lần cũng bị phá khi vàng miếng SJC tăng thêm thêm 300.000 đồng/lượng trong sáng 12.3. Các công ty kinh doanh vàng mua vàng miếng SJC 91,6 triệu đồng, bán ra 93,3 triệu đồng. So với vàng miếng SJC, giá bán vàng miếng SJC hiện thấp hơn 500.000 - 600.000 đồng/lượng.Một điểm khá lạ trên thị trường sáng 12.3 đó là giá kim loại quý thế giới không biến động nhiều so với đầu ngày, xoay quanh 2.916 USD/ounce. Sở dĩ giá vàng trong nước tăng nhanh hơn thế giới, theo một số đơn vị kinh doanh, là do nguồn vàng nguyên liệu trong nước sản xuất vàng nhẫn hiện khan hiếm đã đẩy giá lên cao. Trong khi đó, nhu cầu vàng nhẫn dù không mạnh nhưng vẫn có trên thị trường.Từ đầu năm đến nay, giá vàng nhẫn đã tăng thêm gần 10 triệu đồng mỗi lượng, tương đương 11,8%. Vào năm 2024, vàng nhẫn đã tăng giá mạnh 20,8 triệu đồng/lượng, thêm 32,3%. Như vậy, những năm gần đây, tốc độ tăng giá của vàng nhẫn nhanh hơn nhiều so với vàng miếng SJC đã tạo sức hút người tiêu dùng hơn.
Từ vụ Hồng Duy bị ném bóng vào mặt: Cầu thủ ứng xử kém, tại ai?
Khu vườn của anh Toàn đặc biệt ở chỗ có mặt sàn được lát bằng kính cường lực thay vì bê tông như thông thường. Anh Toàn cho biết đây là loại kính rất dày, chi phí rẻ hơn so với sàn bê tông. Mái của sân thượng được anh Toàn lắp bằng nhựa trong suốt để lấy ánh nắng và tránh nước mưa xối trực tiếp làm hư cây. Xung quanh sân thượng cũng được anh Toàn bao lưới nhằm mục đích chống côn trùng phá hoại.
Mỗi thứ bảy hằng tuần, chị Hương Lan sống tại TP.Kurume (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản) đều đưa con gái đang học lớp 5 vượt hơn 50 km để đến TP.Fukuoka, nơi cô bé rất hào hứng tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và sinh hoạt với nhiều trẻ em Việt đồng hương, cũng như hòa nhập với trẻ em nhiều quốc tịch."Bạn nhỏ nhà tôi là con gái nên rất hứng thú với các hoạt động nấu ăn, làm bánh. Nhà ăn trẻ em còn có các bài học để cho con biết đến cội nguồn nơi cha ông các con sinh ra và lớn lên, như tìm hiểu về ngày 2.9 là ngày gì, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ra đời như thế nào và được đọc ở đâu, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành, bao nhiêu dân tộc anh em...", chị Lan chia sẻ với Thanh Niên về mô hình sinh hoạt cộng đồng do Hiệp hội Cư dân quốc tế Fukuoka (FIRA) tổ chức.Chị Bùi Thị Thu Sang (35 tuổi), Chủ tịch FIRA, cho biết tổ chức này ra mắt trong chương trình Tết Quý Mão hôm 16.1.2023 tại TP.Fukuoka. "Nhu cầu được hỗ trợ về giáo dục con cái của các bậc cha mẹ người Việt tại Nhật ngày càng lớn, nhưng hầu hết phó mặc cho phụ huynh và một vài tình nguyện viên", chị chia sẻ với Thanh Niên về động lực để thành lập FIRA.Năm ngoái, FIRA được chính quyền TP.Fukuoka và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ tổ chức "Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka" vào 2 ngày cuối tuần, cung cấp nơi sinh hoạt miễn phí không chỉ cho trẻ em người Việt mà còn trẻ em mọi quốc tịch, cũng như miễn phí cho phụ huynh đi cùng."Tại đây, chúng tôi tổ chức hỗ trợ làm bài tập, dạy ngôn ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt) và hoạt động trải nghiệm đa văn hóa cho trẻ em như nấu ăn, thủ công, múa hát, nghiên cứu chủ đề…", chị Sang kể và cho biết: "FIRA nhận được nhiều sự chú ý ở Nhật do là tổ chức của người nước ngoài thành lập vì người nước ngoài, nhưng có thể hoạt động thu hút sự hưởng ứng, hợp tác, tài trợ của nhiều cá nhân và tổ chức".Trong gần 2 năm hoạt động, Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka đã tổ chức cho nhiều trẻ em trải nghiệm ẩm thực và văn hóa Việt, cũng như của các quốc gia khác theo chủ đề. Nhà ăn này đã giới thiệu và phục vụ rất nhiều món ăn Việt như cơm lam, gà nướng, các món đặc trưng của Hà Nội như bún chả, chè khúc bạch hoặc bánh gai, phở Nam Định, mì Quảng, cháo lươn, những món lễ hội như xôi vò, giò lụa, chè hoa cau, bánh chưng, bánh khúc, nem bùi, bánh phu thê, bánh chưng rán, thịt đông, dưa muối, cỗ tết, cỗ tất niên, cỗ rằm tháng giêng, các món chay.Chị Tống Hồng Thắm, một người Việt sống tại Fukuoka, chia sẻ rằng 2 con chị gồm bé trai 5 tuổi và bé gái 2 tuổi rất thích đến học tập và vui chơi cùng các bạn tại không gian của FIRA. "Mình thấy mô hình này rất bổ ích vì bé được học và vui chơi, hòa nhập môi trường quốc tế nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa Việt", chị cho biết. Tương tự, chị Đàm Thị Khánh Huyền thông tin: "Bé gái nhà mình 4 tuổi rất thích khi đến lớp học vì bé vừa được học chữ, học nhảy, vừa được chơi trò chơi cùng cô và các bạn rất vui. Mình thấy mô hình này rất có ý nghĩa".FIRA còn tổ chức những buổi hướng dẫn và hội thảo dành cho cha mẹ mới đến Fukuoka, về giáo dục cho con cái, chế độ an sinh xã hội, phòng chống thiên tai…; tổ chức những sự kiện giao lưu quốc tế, giới thiệu về những ngày lễ tết cổ truyền của Việt Nam. Ngoài ra, FIRA còn tham gia đối thoại, đề bạt các chính sách về nhập cư như tại hội nghị đại biểu các cộng đồng nước ngoài tại Fukuoka, đối thoại về giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ em có nguồn gốc nước ngoài tại Nhật."Nếu có điều kiện, FIRA sẽ tổ chức thêm hoạt động cho các gia đình có con nhỏ 1 - 2 tuổi, xây nhà trẻ, trường mầm non đa văn hóa tại Fukuoka", chị Bùi Thị Thu Sang chia sẻ.
Kiểm tra nợ xấu, coi chừng những cái 'bẫy' đang giăng...
Chiều 3.3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sau khi hoàn thành việc hợp nhất.Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ ngày 1.3, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức gồm 35 đầu mối đơn vị, trong đó có 7 đơn vị chuyển từ mô hình tổng cục thành đơn vị cấp cục. Số đầu mối đã giảm khoảng 3.600, tương ứng 37,7%.Trong đó, giảm 3 đầu mối cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 6 đầu mối cấp tổng cục; 116 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc bộ; 336 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc tổng cục; khoảng trên 3.100 đầu mối cấp phòng, chi cục và tương đương thuộc vụ, cục và tương đương thuộc bộ trở xuống.Trong năm 2025, số lượng cấp trưởng theo đầu mối đơn vị giảm 9.640 người. Năm 2026, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm khoảng 10.000 công chức, viên chức, người lao động."Việc hợp nhất bộ máy như trên là bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính hướng tới một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành", ông Thắng nhấn mạnh.Nhìn nhận nhiệm vụ thời gian tới của ngành tài chính rất nặng nề, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đưa bộ máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, triển khai công việc liên tục, không để gián đoạn. Đảm bảo đáp ứng nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ từng đơn vị để tiếp tục điều chỉnh phù hợp.Yêu cầu ông Thắng đưa ra cho thủ trưởng các đơn vị là phải chỉ đạo đơn vị mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ một cách đột phá.Trong đó, phấn đấu vượt thu ngân sách càng cao càng tốt, làm tốt việc chống thất thu, chống gian lận thuế, đảm bảo cơ cấu thu hợp lý; đảm bảo nhiệm vụ chi đúng, hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu chi thường xuyên năm nay dưới 60% tổng chi; phải làm tốt công tác chi đầu tư công, cả công tác phân bổ triệt để và trong triển khai thực hiện; đảm bảo nhiệm vụ chi cho phát triển khoa học - công nghệ.Trên cơ sở tận dụng dư địa về nợ công, tham mưu Chính phủ sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phát triển kinh tế, bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý và ít ràng buộc.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nâng hạng được thị trường chứng khoán trong năm 2025; tham mưu Chính phủ xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa, xây dựng 2 trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng…Người đứng đầu ngành tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của ngành hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, thống kê…Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính sau khi hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tiếp nhận nhiệm vụ từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bộ máy của Bộ Tài chính gồm 35 đầu mối.Trong đó, 30 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.